Tôi có đứa cháu đang học lớp 5,ốnconhọcnhànnhưngvẫnkiếmđượcviệcnhẹlươnấm truffle do ở chung nên tôi quan sát được tình hình học tập của cháu. Không biết từ đâu, anh chị tôi có quan điểm không ép con học nhiều và tôi cũng hiếm thấy họ đôn đốc con học bài.
Sau giờ học ở trường, tôi hiếm thấy cháu cầm quyển sách, dù là sách giáo khoa để đọc mà chăm chăm vào điện thoại, iPad xem video ngắn. Nhiều lần, tôi đã cảnh báo nguy hại của việc tiếp cận thiết bị công nghệ từ sớm nhưng anh chị tôi vẫn phớt lờ, nhắm mắt làm ngơ, họ muốn tỏ ra đang giáo dục con theo chiều hướng hiện đại, không ép buộc, không gò bó con học hành.
Cũng tốt thôi. Đứa trẻ nào có hứng thú thì sẽ tự giác học hành mà không cần phải nhắc nhở, thúc ép. Nhưng tôi tự hỏi, có bao nhiêu đứa trẻ có tinh thần tự giác học hành? Đặc tính của trẻ con là ham chơi hơn ham học. Ngay từ thời xưa, nhiều người cũng đã nhắc về những lần trốn học, đuổi hoa bắt bướm, huống gì ngày nay có vô vàn những cám dỗ và thú vui khác đầy rẫy trên mạng để trẻ con không phải chú tâm vào việc học.
Nhưng cho đến khi cô giáo chủ nhiệm nhắn tin trong buổi kiểm tra đầu năm, cháu tôi và nhiều bạn khác trong lớp không thuộc nổi bảng cửu chương học từ năm lớp 4. Lúc này, các phụ huynh trong lớp và anh chị tôi lại nháo nhào, mắng nhiếc con và bắt phải học thuộc bảng cửu chương ngay trong đêm.
Tôi nói chuyện với vài đồng nghiệp khác đã có con trong công ty, họ lúc nào cũng than vãn chương trình học nặng nề, trẻ học mệt mỏi... nhưng đồng thời cũng xuýt xoa khi thấy con người khác học giỏi, rồi lại mong ước con mình thành tài, sau này tìm được việc nhẹ lương cao.
Với những phụ huynh mong muốn con học nhẹ kiểu học mà chơi, họ có quá nhiều mâu thuẫn. Muốn con học nhẹ nhàng nhưng vẫn giỏi, muốn con không áp lực học tập nhưng phải đậu trường chuyên, lớp chọn hoặc đại học top đầu để sau này ra trường tìm được việc nhẹ lương cao.
Tôi khẳng định luôn những điều họ mong muốn không thể tồn tại. Bản tính của con người luôn lười biếng, nếu không có áp lực, không thể tiến lên được. Nếu tôi sống một mình, tôi sẽ chọn công việc nhàn nhã, lương đủ sống qua ngày. Nhưng khi có gia đình, có con, tôi phải làm việc cật lực, trau dồi mỗi ngày để công việc trôi chảy và thu nhập tốt dần lên.
Tương tự, rất ít trẻ con có được tinh thần tự giác học tập mà cần phải được dìu dắt, rèn giũa ngay từ khi đi học bởi thầy cô giáo và phụ huynh học sinh. Với những người muốn con học nhàn, không cần con học giỏi... tôi xin hỏi, liệu một ngày con nói rằng không muốn trở thành bác sĩ, kỹ sư như kỳ vọng, liệu họ có đồng ý hay không?
Thanh Liêm
>>Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net. Gửi bài tại đây.