Ôi,àokhímiềnĐôngNhớmùalúarẫythơtỷ lệ kèo online những sáng cuối thu đầu đông lành lạnh se se làm tôi nôn nao nhớ mùa lúa rẫy. Nhớ những kỷ niệm êm đềm thuở còn đi học... Cứ xong ngày Nhà giáo Việt Nam (20.11) thì lũ học trò chúng tôi lại được "nghỉ mùa", một kỳ nghỉ định kỳ hằng năm mà đứa học trò nào cũng thích.
Ngày ấy, sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng chưa lâu, kinh tế khó khăn trăm bề. Gia đình tôi cùng nhiều gia đình khác ở những miền quê khác nhau hội tụ về Bình Phước "làm kinh tế mới". Để giải quyết nạn đói trước mắt, gia đình chúng tôi trồng trỉa những cây ngắn ngày. Miền Đông đất đỏ tươi tốt, chỉ cần bỏ công vài tháng đã có đậu, bắp, khoai, sắn thu hoạch… Ở miền Trung, nhà tôi quen cấy lúa nước, vào đây thấy nhà nhà trỉa lúa nên cũng học theo. Gần khu rẫy nhà tôi là căn chòi của gia đình ông Điểu Hà, người S'tiêng. Ông già láng giềng tốt bụng cho mượn lúa giống, chỉ bảo hướng dẫn chúng tôi phát cỏ, đánh le, đốt rẫy, chài lỗ...
Để học cách làm rẫy, gia đình tôi xin dàn công với gia đình ông Điểu Hà. Ông tận tình chỉ bảo, bày cách chọn ống lồ ô thẳng, dài và cứng để đựng lúa giống. Ông nhắc khi đốt rẫy phải tránh thật xa, lỡ bom mìn sót nổ thì nguy hiểm lắm. Lúc dọn rẫy gặp mảnh bom, quả mìn ông đều nhẹ nhàng gom để một góc, cấm không cho bọn con nít như tôi lại gần.
Tháng 11 về, rẫy lúa chín vàng, những bông lúa mẩy, trĩu nặng cúi đầu đung đưa cùng làn gió se se nhẹ. Chẳng cứ nhà học trò, nhà thầy nhà cô cũng có rẫy, sáng đi dạy, chiều lên nương, đảm bảo có cái bụng no, đảm bảo đủ sức gieo mầm con chữ. Đến mùa lúa chín thì cả gia đình trẻ già, bố mẹ, con cái vào rẫy thu hoạch. Cắt, đập, phơi phóng khô ráo, giê sảy sạch sẽ xong mới chất lúa lên xe bò chở về nhà. Nghe bảo, ban đầu nhiều thầy cô và học sinh xin nghỉ phụ gia đình thu hoạch lúa rẫy mà bỏ bê công việc cùng bảng đen phấn trắng, sau đó nhà nước có chủ trương cho "nghỉ mùa" một tuần. Một tuần, thời gian đủ cho mùa vàng chín rộ. Một quyết định hết sức nhân văn trong giai đoạn ấy. Tuy còn là học sinh tiểu học, nhưng chúng tôi cũng biết phụ cha mẹ vào những ngày bộn bề mùa vụ. Tôi được giao nhiệm vụ đi cắt những bụi lúa sót ở mép rẫy, nơi đó lúa bị vướng lẫn với cây với đá. Tung tăng giữa đám lúa rẫy chín vàng, nhưng khi nhìn thấy bụi thù lù là tôi sà đến ngay. Lúc lúa rẫy chín vàng cũng là lúc những trái thù lù chín mọng, thơm lừng. Người lớn, trẻ con lúc ngơi tay uống nước đều thích ăn trái thù lù. Xé lớp vỏ như cái lồng đèn bé xíu lộ ra một trái bóng tròn, xinh xinh thơm ngon quyến rũ vô cùng.
Được đi rẫy gặt lúa với gia đình, bọn trẻ con như tôi ngày ấy thích lắm. Vào rẫy hái rau tàu bay, rau chùm bao, mướp rẫy, lá giang đem về phụ với bữa ăn gia đình… Rau rừng, rau rẫy ăn cùng cơm gạo mới thơm thơm, chao ơi, ngon miễn chê.
Nay khái niệm "nghỉ mùa" đã lùi vào quá khứ. Người dân tuy vẫn làm rẫy nhưng máy móc đã thay thế sức người. Hạt lúa rẫy làm ra ít tốn công sức hơn, lại được trỉa bằng những giống mới nên hạt cơm bây giờ thơm hơn, dẻo hơn và có giá trị hơn. Gạo rẫy được nhiều người săn đón, nhất là những cơ sở làm bánh tráng, bánh ướt, bánh giò, làm bún, làm bánh canh…
Đừng hỏi sao mà tôi thích ăn cơm gạo rẫy nhé. Bưng chén cơm gạo rẫy lên là ký ức một thời đói kém ùa về. Ước ao được ăn chén cơm không độn, ước được ăn no… Mong ước giản đơn kia nay đã trở thành hiện thực, để thấy xã hội đi lên, cuộc sống đổi thay no ấm từng ngày. Và tôi biết quý trọng những gì mình đang có.