Tram Vun Huong Phai

Các trường cần tăng cường giải pháp phòn ae888

【ae888】Phòng chống bạo lực học đường: Sở GD

Để phòng chống bạo lực học đường,òngchốngbạolựchọcđườngSở<strong>ae888</strong> trường học và giáo viên phải làm những gì? - Ảnh 1.

Các trường cần tăng cường giải pháp phòng chống bạo lực học đường

ẢNH CẮT TỪ CLIP

Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học

Ngày 3.11, Sở GD-ĐT TP.HCM tiếp tục triển khai các nội dung tăng cường công tác đảm bảo an toàn trường học tại các cơ sở giáo dục. Trong đó nhấn mạnh đến công tác đảm bảo an ninh trật tự trường học và phòng chống bạo lực học đường.

Sở GD-ĐT TP.HCM yêu cầu các cơ sở giáo dục phối hợp tốt với lực lượng công an tại địa phương thực hiện có hiệu quả công tác bảo đảm an ninh trật tự. Tạo kênh thông tin hiệu quả thông qua đội ngũ giáo viên chủ nhiệm, giám thị và tổ chức đoàn thể tại đơn vị kịp thời nắm bắt các mâu thuẫn, xung đột trong học sinh để có biện pháp ngăn chặn ngay từ đầu, không để xảy ra tình trạng mất an ninh, trật tự tại đơn vị, đặc biệt là khu vực cổng trường, xung quanh khuôn viên trường.

Chú trọng tăng cường công tác quản lý, giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống cho thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên trên môi trường mạng. Xây dựng mạng lưới thông tin chính trị tư tưởng trên môi trường mạng trong các cơ sở giáo dục.

Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học, chú trọng xây dựng và thực hiện quy tắc ứng xử, môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện.

Thực hiện tuyên truyền về công tác an ninh trật tự trước cổng trường và tuyên truyền phòng chống tác hại của trò chơi trực tuyến (game online), thuốc lá điện tử với nhiều hình thức phong phú thu hút đông đảo học sinh, sinh viên tham gia.

Để phòng chống bạo lực học đường, trường học và giáo viên phải làm những gì? - Ảnh 2.

Học sinh tham gia cuộc thi về phòng chống bạo lực học đường

BÍCH THANH


Giải pháp phòng chống bạo lực học đường

Đồng thời Sở GD-ĐT TP.HCM yêu cầu các trường tăng cường giải pháp phòng, chống bạo lực học đường.

Ông Dương Trí Dũng, Phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, nhấn mạnh các trường khi triển khai kế hoạch, phòng, chống bạo lực học đường cần phân công rõ trách nhiệm các tổ chức, cá nhân tại đơn vị để thực hiện có hiệu quả.

Lựa chọn, bồi dưỡng giáo viên có kinh nghiệm, năng lực và trách nhiệm làm công tác chủ nhiệm để thường xuyên theo sát tình hình, quản lý, giáo dục học sinh. Quan tâm học sinh cá biệt, học sinh yếu thế để có biện pháp giáo dục, giúp đỡ, bảo vệ phù hợp; chủ động phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và kịp thời xử lý theo thẩm quyền.

Thiết lập kênh thông tin để kịp thời xử lý các thông tin về bạo lực học đường. Cử cán bộ tư vấn tâm lý tham gia các lớp bồi dưỡng nâng cao năng lực, trách nhiệm, nhằm thường xuyên nắm bắt tâm lý học sinh, kịp thời phát hiện và xử lý những mâu thuẫn, xung đột trong nhà trường.

Theo lãnh đạo Sở GD-ĐT, nhà trường tăng cường giáo dục pháp luật, giáo dục về phòng, chống bạo lực học đường trong chương trình và hoạt động giáo dục. Xây dựng các chuyên đề về giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống, kỹ năng tự bảo vệ bản thân, phòng, chống xâm hại, bạo lực học đường lồng ghép trong các hoạt động giáo dục, sinh hoạt Đoàn, Đội. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh sinh viên, gia đình học sinh về phòng, chống bạo lực học đường và phát hiện, thông báo, tố giác, ngăn ngừa và can thiệp đối với hành vi bạo lực học đường.

Tổ chức ký cam kết giữa phụ huynh học sinh với nhà trường trong việc phối hợp quản lý, giáo dục toàn diện học sinh, cam kết giữa học sinh với nhà trường trong việc phòng, chống bạo lực học đường. Thường xuyên trao đổi thông tin hai chiều giữa nhà trường và phụ huynh học sinh, hỗ trợ và cung cấp kiến thức, kỹ năng cho phụ huynh học sinh trong việc đồng hành, giáo dục giúp con tiến bộ.

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap